Tấm Cemboard là sản phẩm có trọng lượng nhẹ, thi công nhanh, khả năng chịu nước, chịu lực cao và chống mối mọt vĩnh viễn. Phù hợp sử dụng làm sàn chịu lực, vách ngăn trần trong các công trình nhà dân dụng và công nghiệp: văn phòng, nhà hàng, nhà kho, nhà xưởng, nâng tầng, cải tạo sàn gác …với yêu cầu thời gian thi công nhanh, chi phí thấp, tải trọng nhẹ và độ bền cao.
Hiện nay
Tấm Cemboard đang được các chủ đầu tư và kiến trúc sư tin tưởng lựa chọn cho các công trình lớn nhỏ tại Việt Nam, vậy chúng ta tìm hiểu xem tấm Cemboard là gì, chất lượng và giá thành ra sao mà được nhiều khách hàng tin tưởng đến như vậy?
Tấm Cemboard là gì?
Tấm Cemboard là tên gọi thông dụng trên thị trường dành cho loại vật liệu nhẹ dạng tấm được làm từ xi măng Portland, cát mịn và sợi dăm gỗ hoặc sợi Cellulose cao cấp có khả năng chống cháy, chịu nước, sản phẩm Cemboard có nhiều ứng dụng trong các công trình xây dựng bất kể lớn hay nhỏ như: làm vách ngăn, tường ngăn, làm sàn giả đúc, trần chịu ẩm trong xây dựng và trong nội, ngoại thất nhà ở nhằm giảm thời gian thi công và tải trọng công trình.
Chúng ta cần phải hiểu rằng tên gọi và thương hiệu sản phẩm là khác nhau, không có tấm nào mang thương hiệu Cemboard cả. Thực tế, Cemboard là từ viết tắt trong tiếng anh của Cement Board (tấm xi măng).
Từ lúc xuất hiện tại thị trường Việt Nam đã được người dùng quen gọi với tên “tấm Cemboard, tấm 3d”, đọc qua tên vật liệu này ta cũng có thể hiểu sơ qua về thành phần cấu tạo chính của tấm Cemboard đó chính là xi măng(70%) được sản xuất với kích thước tiêu chuẩn 1m22 x 2m44 dạng tấm và có các độ dày mỏng khác nhau.
Hiện nay trên thị trường, tấm Cemboard có rất nhiều thương hiệu khác nhau, nổi bật nhất và được thị trường đánh giá cao đó là các sản phẩm được sản xuất trong nước như
Tấm Duraflex, Cemboard X2 hoặc nhập khẩu trực tiếp từ các nước Thailand, Malaysia như: Smartboard, Vivaboard, Prima…
Một trong những điều khách hàng quan tâm trước khi lựa chọn một loại vật liệu đó chính là tính năng của vật liệu, và đây là tính năng nổi trội của tấm Cemboard: có khả năng chống cháy, chịu nước, chịu lực cao và đặc biệt là chống mối mọt vĩnh viễn.
Những tính năng ưu việt này giúp cho tấm Cemboard được ứng dụng được trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp làm sàn chịu lực, vách ngăn chịu nước như: văn phòng công ty, nhà hàng, nhà kho, nhà cao tầng… với chi phí hợp lý, dễ thi công, đảm bảo đúng tiến độ công trình, độ bền cao.
Tấm Cemboard là loại vật liệu có trọng lượng nhẹ, khi thi công kết hợp với hệ khung sắt chịu lực sẽ giúp giảm tải trọng , giảm chi phí kết cấu móng cột, từ đó giảm được các chi phí công trình mà vẫn đảm bảo được các yếu tố thẫm mỹ của tổng thể kiến trúc ngôi nhà.
Quy trình sản xuất của tấm Cemboard
Tấm Cemboard được cấu thành từ hỗn hợp sợi gỗ hoặc sợi Cellulose, xi măng Portland, cát siêu mịn Silica, và chứa một số hợp chất vô cơ khác.
Hợp chất các thành phần được dùng để cấu thành sản phẩm sẽ được trộn đều, sau đó được đặt lên khuôn có kích thước tiêu chuẩn, cán ép lớp và nén một lực đủ lớn bằng phương pháp ép hơi nước thủy lực nhằm tạo sự liên kết vững chắc của các thành phần của tấm theo độ dày định sẵn.
Tiếp đó, tấm Cemboard được sấy khô trong lò nướng ở nhiệt độ cao ổn định 1,300 độ để giúp kết cấu tấm thêm rắn chắc đồng thời tăng khả năng chịu lực và uốn cong, sau đó tấm Cemboard được đưa qua khoang làm mát và cân bằng độ ẩm, gia công làm phẳng bề măt.
Toàn bộ quy trình sản xuất của tấm Cemboard đều được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt bằng máy móc tự động theo công nghệ tiên tiến của Châu Âu, để sản phẩm được đảm bảo cả về mặt chất lượng và thẫm mỹ.
Tấm Cemboard có đặc tính gì?
Trong tấm Cemboard thành phần xi măng Porland là loại nguyên liệu chính, không những sở hữu độ rắn chắc cao, mà còn có khả năng chống nước, chống cháy, chống mối mọt, đảm bảo độ bền của sản phẩm và kiến trúc của toàn công trình.
Bên cạnh đó, tấm Cemboard chứa thành phần gỗ dăm hoặc sợi Cellulose, cát siêu mịn Silica với mục đích tăng khả năng liên kết giữa các phân tử trong khối tấm, và tạo nên một kết cấu bền chắc và có độ chịu lực cao cho sản phẩm.
Nói đến khả năng uống dẻo thì tấm Cemboard cũng không thua kém gì các sản phẩm khác, khả năng uốn dẻo rất tốt. Khách hàng có thể uốn cong dễ dàng với các dạng hình thể khác nhau phù hợp với từng kiến trúc công trình. Đó cũng là lý do, các khách hàng ngày càng ưa sản phẩm này và hiện nay được các kỹ sư cũng như kiến trúc sư đánh giá rất cao và ứng dụng hàng loạt vào các công trình lớn nhỏ tại Việt Nam.
Những ưu điểm của tấm Cemboard so với vật liệu truyền thống
Sở dĩ tấm Cemboard được nhiều khách hàng quan tâm vì loại vật liệu này có những ưu điểm vượt trội so với các loại nguyên liệu xây dựng truyền thống như:
Độ bền và khả năng chịu lực:
Sự kết hợp hoàn hảo đặc tính dẻo dai của sợi gỗ cellulose và sự rắn chắc của xi măng đã tạo nên tấm Cemboard có độ bền và khả năng chịu lực cực tốt. Hơn nữa, tấm Cemboard dễ dàng lắp đặt và có giá thành thi công rẻ hơn so với các loại vật liệu tương đương khác trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, nó có nhiều ứng dụng và có thể sử dụng linh hoạt trong nhiều hạng mục công trình khác nhau.
Không chứa amiăng:
Nguyên liệu chính để làm tấm Cemboard chỉ gồm thành phần chính là xi măng Portland, sợi Cellulose và một số chất phụ gia vô cơ an toàn. Không hề có chút amiăng nào trong thành phần cấu tạo, rất an toàn cho sức khỏe con người khi sống trong một căn hộ dùng loại vật liệu này.
Độ cách âm, cách nhiệt cao:
Gỗ băm và sợi Cellulose trong thành phần tấm giúp làm tăng tính cách âm, cách nhiệt của vật liệu mới này. Nếu so sánh độ cách âm của nó với một lớp tường gạch hay tường bê tông cùng độ dày thì luôn cao hơn hẳn. Vì thế mà nó có ưu thế hơn hẳn khi sử dụng trong các công trình có yêu cầu về độ cách âm cao như phòng Karaoke, phòng thu âm các chương trình thời sự trong lĩnh vực phát thanh truyền hình, hoặc các phòng chức năng có yêu cầu nghiêm ngặt về âm thanh.
Khả năng cách nhiệt:
Nếu dùng tấm Cemboard trong các công trình xây dựng dân dụng sẽ giúp điều hòa không khí, giúp không khí trong tòa nhà ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè.
Chống cháy và chịu nước:
Nguyên liệu xi măng Portland là thành phần chính nên các kiểm tra an toàn về chống cháy, chống nước luôn đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế về chịu lửa, chịu nước.
Chống cong võng và chống rêu mốc:
Không có hiện tượng tấm này bị cong võng hay rêu mốc sau một quá trình sử dụng. Các phân tử cấu tạo nên nó rất linh hoạt, đàn hồi cao nên dễ dàng co nở để đáp ứng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Hoàn toàn không bị cong vênh hay nứt như nguyên liệu gỗ, nguyên liệu bê tông cốt thép. Cemboard cực bền với mọi điều kiện thời tiết, đặc biệt là thời tiết Việt Nam.
Thi công nhanh chóng, đơn giản, tiết kiệm chi phí:
Khi thi công bằng tấm Cemboard bạn sẽ tiết kiệm 50% thời gian thi công, tổng trọng lượng công trình giảm, hệ móng công trình giảm 1/3 sẽ kéo theo tổng giá trị đầu tư công trình giảm từ 25% đến 35%. Đó là khoảng chi phí mà quý khách hàng tiết kiệm được.
Chính nhờ các đặc tính trên mà tấm Cemboard đáp ứng được yêu cầu của những khách hàng khó tính nhất và dần tạo dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam.
Ứng dụng thực tế của tấm Cemboard tại Việt Nam
Tấm Cemboard có khả năng chống mối mọt, chịu nước, chịu lực tốt, và độ bền cao là một sự lựa chọn đúng đắn sử dụng trong các công trình xây dựng dùng vật liệu nhẹ như: làm sàn gác, sàn đúc giả, làm vách ngăn nội ngoại thất, trần nhà, mái lợp…
Đặc biệt, sàn Cemboard có thể chịu tải trọng tới 850 kg/m2 nhờ sự kết hợp của kết cấu khung thép theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, việc sử dụng tấm Cemboard sẽ làm giảm thời gian thi công cho công trình, và giảm được chi phí thi công so với việc sử dụng các vật liệu khác vào công trình xây dựng.
Tấm Cemboard làm sàn nhà dân dụng
Chúng ta nên thiết kế khung sườn sắt đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật và kích thước tiêu chuẩn của tấm Cemboard tùy theo hiện trạng công trình cải tạo hay xây mới, diện tích nhà hay yêu cầu tải trọng.
Nếu khẩu độ nhà của bạn dưới 4m, thì sử dụng khung sắt hộp 5cm x 10cm gác theo phương ngắn nhất, sau đó hàn các đà giằng phụ bằng sắt vuông 5 theo hướng ngược lại để gia tăng sức chịu tải của hệ khung sắt. Khoảng cách tiêu chuẩn giữa các thanh đà chính là 40cm và thanh phụ là 122cm.
Các tấm Cemboard nên đặt so le với nhau khi lắp đặt để gia tăng khả năng gánh lực cho hệ sàn, để không làm cho các vị trí giáp mối giữa các tấm bị võng. Hoàn thiện bề mặt sàn bằng sơn phủ Epoxy, tấm sàn gỗ, simili…
Nếu hoàn thiện bề mặt bằng phương pháp lót gạch men, theo kinh nghiệm thi công rất nhiều công trình lớn nhỏ thì chúng tôi khuyên bạn. Nên sử dụng loại lưới thép chống nứt trải lên bề mặt tấm Cemboard, sau đó cố định lưới vào tấm Cemboard bằng vít khoan đầu dù, tiếp đó bạn tưới hồ dầu và tiến hành trãi vữa, rồi dùng gạch men lót bình thường.
Phương pháp thi công này có ưu điểm là cho lớp vữa dính chặt hơn với mặt sàn, tăng tính liên kết với mặt sàn chắc chắn hơn, đồng thời còn làm hạn chế nguy cơ có nứt mạch vữa sau khi đi vào sử dụng.
Bạn cũng có thể sử dụng keo dán gạch chuyên dụng Mova để dán gạch trực tiếp lên bề mặt tấm Cemboard, mục đích để có thể giảm tải trọng của hệ sàn. Ưu điểm nổi trội của phương pháp này không những làm giảm tải trọng, làm giảm độ dày của sàn, mà còn tiết kiệm được thời gian thi công, đảm bảo chạy đúng tiến độ cho công trình.
Tấm Cemboard làm vách ngăn trong nhà và ngoài trời
Với độ dày đa dạng và nhiều mẫu mã thì tấm Cemboard có thể ứng dụng làm tường, vách chịu lực, chịu nước, làm vách ngăn cách nhiệt. Đặc biệt, tấm Cemboard có thể dùng làm vách chịu nước trong nhà hay ngoài trời đều được.
Bề mặt của tấm Cemboard mịn, kích thước đa dạng, có thể cắt, gọt… đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ của các kiểu kiến trúc đa dạng của công trình, bất kể cổ điển hay hiện đại. Bên cạnh đó, tấm Cemboard còn có khả năng chịu lực, tải trọng cao, đảm bảo cho tường, vách Cemboard có thể treo, bắt các vật nặng và chịu lực va chạm mạnh mà không hề bị hư hỏng.